CÂU CHUYỆN  VỀ BỨC TRANH ĐẮT NHẤT THẾ GIỚI

 

Ferdinand  Bloch-Bauer đi bộ thong dong dọc con đường trung tâm thành Viên, mồm huýt sáo một điệu nhạc valse, nhấc mũ chào đáp lẽ những người cũng đi bộ đang chào mình,thành Viên bé lắm và ai cũng biết ông ta cả. Mấy năm trước cả thành Viên đã được mời đến đám cưới xa hoa kỷ lục của vợ chồng ông, nhưng bây giờ mỗi ánh mắt, mỗi nụ cười ông đều thấy như một mũi tên đang bắn vào ông..Lúc đó đang là mùa hèn ăm 1903.

Trong đầu ông đang nghĩ cách tự tử, nhưng rồi thấy như thế không ổn. Người thừa kế hàng loạt nhà máy đường khắp nước Áo, lại là dân Do Thái, thì không một nguyên nhân nào cho phép ông tự tử được! Giết vợ, dù bị ngoại tình, truyền thống các gia đình Do Thái cũng không bao giờ cho phép, nhất là những danh gia vọng tộc như nhà ông (họ Bloch) và nhà đằng vợ (họ Bauer-dòng giống nhà băng lớn nhất nước Áo) không thể làm những việc “ủy mị” như thế được, “tiền phải đẻ ra tiền” chứ một tài sản kếch xù như thế không thể bị ảnh hưởng bởi những chuyện tình cảm dù là hết sức đau lòng…Ông lấy vợ  Adele Bauer, trẻ hơn mình gần hai chục tuổi, họ lại chưa thể có con thì chuyện vợ ông có lăng nhăng cũng là hiểu được đối với một kẻ lõi đời như Ferdinand, nhưng trừng trị kẻ thứ ba theo cách thông thường ông cũng không làm được vì nó “dưới tầm”uy tín xã hội của ông, dù đó có là họa sỹ đại tài đương đại của đất nước, Gustav Klimt-một trong những thành viên xuất sắc nhất của phong trào Ly Khai trong hội họa (Art Nouveau tại Viên). Cuối cùng thì ông cũng đã nghĩ ra một phương án trả thù ngoạn mục…

Đúng hơn là sau mấy đêm mất ngủ thì trong một cơn mơ, Ferdinand nghĩ ra cách sau: bắt chước dân da đỏ, mỗi khi muốn chia cắt một đôi trai gái đang rất yêu nhau, thì bộ lạc trói 2 người lại, rồi nhốt vào một chỗ, chắc chắn chỉ sau một thời gian ngắn thì đôi trẻ ấy sẽ thù ghét nhau mạnh chẳng kém gì mới trước đó ít ngày đã yêu nhau say đắm! Giấc mơ tiếp diễn thêm nữa: ông ta sẽ thuê Klimt vẽ chân dung vợ ông-chính người tình của họa sỹ-với tên gọi bức tranh là “Chân dung Adele Bloch-Bauer”-sau này ông sẽ phá sản nhưng chỉ một bức tranh này cũng sẽ có giá trị bằng cả gia tài của ông ngày hôm nay, thêm nữa ông đã ghi họ mình được vào lịch sử, và lại còn trả thù ngọt ngào nữa, còn gì bằng!

Ferdinand thuê những luật sư giỏi nhất để soạn thảo hợp đồng, với những điều kiện đền bù khủng khiếp để dù có “chán hẳn” thì tình địch có bán hết gia sản đi cũng chẳng thể nào đáp ứng được, tức là chắc chắn ông sẽ đạt được mục đích của mình…

Mấy hôm sau Gustav Klimt được mời tới ăn tối tại dinh thự của vợ chồng Bloch-Bauer và cũng là khách hàng sộp nhất của họa sỹ chuyên vẽ phụ nữ này. Klimt là một trong khá ít họa sỹ tài ba có thể sống và sống tốt bằng nghề họa, cách ông làm việc với khách hàng cũng lạ đời: có người em ruột bao giờ cũng đi theo để vác mấy cái khung “xịn”, các cỡ khác nhau để khách hàng chọn khung, sau đó mới thảo luận điều kiện đặt mua tranh của Gustav Klimt. Khi Klimt anh vẽ tranh thì Klimt em hoàn thiện cái khung, sau đó là tác phẩm hoàn thành! Klimt đã nổi tiếng từ quá sớm,trong bức tranh nổi tiếng của mình “Sự thật trần truồng” năm 1899 ông để cho cô gái trân truồng cầm cái gương, ở trên có dòng chữ trích từ lời của Schiller và cũng là câu tâm đắc của ông: “Nếu bằng tác phẩm và công việc của mình bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người, thì hãy cố làm hài lòng vài người thôi-làm hài lòng nhiều người đó chính là tội ác”. Thế nhưng có vẻ Klimt vẫn làm “hài lòng” khá nhiều người: đầu tiên là chính phủ Áo đánh giá ông rất cao mặc chocác nhà phê bình tìm đủ cách để chê tranh của ông, rồi đến chị em phụ nữ thì say như điếu đổ mặc dù ai cũng biết ông chả có vợ nhưng lại có hàng chục đứa con ngoài giá thú. Tuy vậy đối với vài phụ nữ mà ông coi là “bạn đời” hay tri kỷ,thì lại không hề có khái niệm sex, rõ rệt nhất là Emilie Floge!!

Trong bữa ăn Gustav và Adele hơi có vẻ gượng gạo, tránh không cho ánh mắt chạm vào nhau,nhưng Ferdinand thì rất vui vẻ như chẳng biết gì, pha trò huyên thuyên. Sau bữa ăn ngon ba người ngồi lại và bắt đầu câu chuyện làm ăn:

Ferdinand  (trịnh trọng nói)— thưa ngài Klimt! Chắc ngài cũng đã đoán ra, tôi mời ngài tới để vẽ chân dung vợ tôi, thế cho nên đã mangtheo khung tranh tới. Tôi muốn đặt hàng một chân dung vô cùng đặc biệt!

Klimt: — Thưa ông, nó phải đặc biệt như thế nào?

Ferdinand: — Đặc biệt ở chỗ nó phải tồn tại ít nhất vài thế kỷ!

Кlimt (mơ màng):— Hay đấy nhỉ…vài thế kỷ, tôi cũng không biết thế nào. Tôi muốn diễn đạt những thời điểm trọng đại nhất của cuộc sống con người: thụ thai, trong bụng mẹ, sinh đẻ, tuổi trẻ, trưởng thành, tuổi già…

Ferdinand: — Nhưng Kinh thánh cũng do con người viết ra, tranh thánh Đức Mẹ Maria cũng là tác phẩm của con người. Vậy nên ngài hãy vẽ chân dung vợ tôi sao cho ít nhất nó cũng trường tồn như tranh vẽ Đức Mẹ của đế quốc Áo-Hung vậy! Bức tranh đó phải tồn tại vài thế kỷ!

Klimt: — Ngài ra đầu bài cho tôi quá khó đấy!

Ferdinand: — Chúng ta chả có gì phải vội. Tôi trả ngài số tiền đặt cọc để ngài có thể quên hết chuyện tài chính đi mà vẽ …

Klimt: — Bức tranh này đòi hỏi khá nhiều chi phí phụ nữa đấy…Ví dụ: tôi muốn một bộ váy dát vàng…

Ferdinand: — Nếu ngài muốn dát vàng cho bộ váy của vợ tôi, để hướng sự chú ý của người xem vào phần dưới của bức tranh, thì tôi xin mua thêm một dây chuyền kim cương, để lôi kéo sự chú ý tới phần trên của nó nhé?

Adele (trào lộng):— Đấy hai ông đã chia đôi tôi ra thế rồi à? Thế tôi chỉ còn việc “khoanh tay trước ngực” để lôi kéo sự chú ý đến phần giữa của bức tranh này nhé

Ferdinand: — Mong muốn duy nhất của chúng tôi là chân dung vợ tôi không có những chỗ khỏa thân,như các bức tranh trước kia của ngài mà chúng tôi đã mua, kiểu như chân dung“Judifa” nhé…

Klimt: — Tất nhiên rồi, tôi sẽ vẽ phác họa trước, chỉ khi ngài duyệt nó thì mới chuyển sang vẽ thật chi tiết thôi

Khi nhìn thấy số tiền trong hợp đồng, Gustav Klimt ký ngay mà không đọc thêm một dòng nào nữa,nó quá lớn và quá sức tưởng tưởng của một họa sỹ tự biết mình là thiên tài và đắt giá nhất thời đó như Klimt!

Klimt đã vẽ hàng trăm phác thảo, rồi mới được duyệt để bắt đầu vẽ chân dung thật, công việc chỉ kết thúc sau hơn 4 năm. Mục đích đầu tiên thì Ferdinand đã đạt được ngay sau một thời gian ngắn: quả như dự liệu, đôi tình nhân ngày nào cũng phải ngồi với nhau một chỗ hàng tiếng đồng hồ đã mau chóng xích mích rồi trở nên chán ngán nhau tận cổ, tuy vậy công việc không thể bỏ dở, và đó là một sự trả thù khá độc ác của ông chồng Do Thái…

Bức tranh được cả hai vợ chồng ưng ý, và treo nó ở phòng khách nhà mình. Thời gian cuối cô vợ trẻ hút thuốc nhiều quá nên ốm nhiều, làm ông họa sỹ cũng phải nghỉ lên nghỉ xuống để chờ “mẫu”. Mãi không có trẻ con, Adele hay trầm cảm, và thường trút bầu tâm sự với cô cháu Maria. Maria là con út của ông anh ruột Ferdinand lấy chị ruột của Adele (đấy, tiền phải tìm tiền, tư bản phải về với tư bản là như thế!). Gia đình 5 con, ông bố Gustav Bloch-Bauer lại thích đàn hát nên gia cảnh không giàu sang như nhà người em, tuy vậy cũng là danh gia vọng tộc rồi. Thời nhỏ Maria kết thân với Alios Kunst, sau này là mối tình đầu của cô, khi cô mời Kunst là bạn nhảy đầu đời của mình (tức là Kunst đã được bố mẹ cô đồng ý rồi đấy) thì được bà cô cho mượn dây chuyền kim cương tuyệt đẹp mà khi làm mẫu cho bức chân dung bà cô hay phải đeo, bây giờ chán rồi. Hai đứa cũng hay đến nhà cô Adele để ngắm tranh, trong đó dễ nhớ nhất là bức “Nàng Adele vàng” này (hoặc gọi là “Chân dung Adele Bloch-Bauer I” để phân biệt với “Adele Bloch-Bauer II” được vẽ năm 1912). 2 đứa cũng biết một bí mật mà thời đó chỉ rất ít người biết: khi nào muốn có một ước muốn thì cứ đứng nhìn vào mắt cô Adele, nhắm mắt lại ước, xong rồi mở mắt ra nhìn vào khóe môi trên bức chân dung, nếu là nhếch mép cười thì sẽ được như ý, nếu không cười thì coi như hỏng…Và khi Maria ước cưới Alios thì chân dung đã không cười!

Trong khi phong trào dân tộc chủ nghĩa và bài Do Thái ngày càng mạnh mẽ ở Đức, Áo thì các nhân vật của câu chuyện này như sau: Klimt đột quỵ năm 1918, Adele sống lâu hơn được 7 năm, công việc sản xuất kinh doanh của Ferdinand ngày càng xấu đi, đúng như dự cảm ngày nào của ông.  Maria lại được bố mẹ thu xếp để cưới Frederic Altmann-con nhà giàu hơn nhà Alios, và đám cưới diễn ra vào năm 1938 đúng trước khi Đức sáp nhập Áo vào đế chế của mình. Ông chú Ferdinand tặng cho cháu yêu của bà vợ quá cố chính cái vòng kim cương mà vợ ông đã đeo để làm mẫu năm nào…

Khi bọn phát xít mới bắt đầu săn lùng người Do Thái ở Áo, thì Ferdinand kịp chạy sang Thụy Sỹ,còn Frederic Altmann không may mắn thế, bị bắt vào Gestapo rồi sau này tống vào trại tập trung ở Dahau, Maria không bị bắt nhưng tất cả tài sản đều bị tịch thu, từ những cây đàn Stradivary của ông bố đến cái vòng cổ kim cương kia (sau này người ta còn thấy nhiều lần trên cổ của vợ Henrich Himler). Để cứu chồngMaria nhanh chóng ký mọi giấy tờ giao lại gia sản cho chính quyền. Khi đội Gestapo đi tịch thu tranh tượng quý cho Reichstag III Maria không hề bất ngờ khi thấy dẫn đầu là

tình yêu đầu đời của mình-Alios Kunst, đã mang đi bức “NàngAdele vàng”, khi nàng hỏi sao lại phản bội như thế Kunst chỉ trả lời rằng hắn làm tất cả chỉ vì quyền lợi của đất nước Áo…

Đã lên đỉnh cao quyền lực nhưng Hitler vẫn ra lệnh cho cấp dưới phải giữ gìn mọi tác phẩm của“người tri kỷ” là Klimt, mặc dù ông đã mất cả hai chục năm! Riêng “Chân dungAdele Bloch-Bauer I” thì đặc biệt, tuy là tranh nổi tiếng, đã nhiều lần triển lãm khắp nơi nhưng bây giờ không thể treo ở bất cứ đâu, chỉ vì …ngoại hình của Adele trông là biết ngay là mụ Do Thái! Thế nên không ai biết nó được tàng trữ ở đâu, nhưng như các tranh khác của Klimt, chắc chắn không bị hủy hoại hay thất thoát!

Ferdinand Bloch-Bauer chết trong cô quạnh năm 1945, không có bất kỳ người thân nào đến tiễn chân được ông. Cái kết cục thảm khốc của Hitler thì chúng ta đều đã biết…

Bức tranh “Nàng Adele vàng” xuất hiện lại sau Thế chiến lần thứ 2, được giữ gìn tuyệt vời bởi chính Alios Kunst, tại bảo tàng Belveder tại Viên! Và cũng vì công trạng bảo vệ các hiện vật quý của đất nước mà Kunst được phong làm Giám đốc bảo tàng này, và khỏi phải nói, bức tranh kia là một trong những hiện vật quý báu nhất của ông…

Maria và chồng rất gặp may: trong Gestapo có một người quen và được Altmann cứu mạng một lần khi leo núi, nên tạo điều kiện cho chàng chạy trốn, lúc đầu trèo qua hàng rào dây thép gai, rồi đi bằng máy bay qua London, chứ không đã chết trong lò thiêu người mất rồi. Sau này họ qua sống bình yên ở Mỹ, từ 1942, rất lâu rồi cho đến một ngày…

Hubertus Cherninlà một nam tước, nghèo nhưng thích sống “hoành tráng”, hành nghề nhà báo, và cuối thế kỷ 20 đã moi ra được di chúc của Ferdinand Bloch-Bauer, theo đó thì vì không có con cái gì, mọi tài sản của ông nếu có sẽ để lại cho con cái của người anh mình là Gustav Bloch-Bauer. Tại lúc này thì đến con cái của người anh cũng chỉ còn mỗi Maria cũng đã hơn 80 tuổi rồi, tất nhiên là Maria rất cảm kích tay nhà báo vì thông tin quý giá này, và hắn có quyền hy vọng vào số tiền thưởng nhiều triệu đô la (bởi theo luật Mỹ mà Maria Altmann là công dân Mỹ, thì bà có quyền đòi tài sản thừa kế)…

Cả nước Áo sôi sục như tổ ong vỡ! Báo chí nhao nhao “Nước Áo bị tước mất kỷ vật quốc gia của mình”,“Chúng ta quyết không trả cho Mỹ báu vật của mình!”. Thậm chí nhiều công dân Áo đe dọa sẽ tiêu hủy bức tranh, nếu nó phải rời biên giới nước nhà…đến mức cuối cùng cảnh sát Áo phải khuyến cáo Bảo tàng cất giấu bức tranh chứ không dám triển lãm nữa. Maria Altmann thuê luật sư để kiện cáo 7 năm trời, 7 năm ấy chính Bush-con đã dùng ảnh hưởng của mình để ngáng trở chuyện pháp đình, vì sợ quan hệ ngoại giao Mỹ-Áo sẽ xấu đi trông thấy! Thế nhưng luật sư của Maria tìm hiểu ra được trước khi chết Ferdinand đã nhận được quốc tịch Séc, và theo luật của Sécthì trường hợp này chuyện pháp luật có thể mang sang xử tại tòa tại Mỹ. “Chả hiểu liên quan gì đến nước Áo ở đây?”.

Và đúng là Tòa phúc thẩm tại Mỹ quyền lực hơn Tổng thống, Tòa tuyên rằng 5 bức tranh của họa sỹ Klimt, trong đó có “Adele Bloch-Bauer I” phải thuộc về Maria Altmann!

Maria sung sướng vì thắng kiện, nhưng bà cũng chả muốn nước Áo mất đi 5 bức tranh quý này, bà chỉ yêu cầu trả tiền theo giá thị trường, 155 triệu USD cho cả 5 tranh. Đối với một trong những nước cực giàu như Áo, nhưng tiền thuế là của dân và không phải tiêu thế nào cũng được, số tiền này thậm chí là không tưởng đối với Bộ Văn hóa Áo! Chính phủ Áo tiến hành một chiến dịch vô tiền khoáng hậu để kêu gọi đóng góp cho việc “cứu những tài sản văn hóa quốc gia”, thậm chí định bán “trái phiếu Klimt”,tư nhân đóng tiền rất nhiều, thậm chí cả những người không phải là công dân Áo.Gần đủ số tiền rồi…

Nhưng chính việc quá nhiều người quan tâm đến 5 bức tranh của Klimt này làm tăng giá cả thị trường của tranh Klimt nói chung, và chính 5 bức này nói riêng- giá của chúng nhanh chóng vọt lên 300 triệu USD! Maria đã có điều kiện để trở thành “anh hùng dân tộc”nếu vẫn giữ giá đền bù 155 triệu USD, nhưng không, bà đã gần 90 tuổi và đòi đúng giá thị trường -300 triệu!

Số tiền này rõ ràng không gom đâu ra được, cả nước Áo biết vậy, và họ phải chia tay với báu vật biểu tượng cho đất nước gần 100 năm nay. Hàng chục ngàn người đứng dọc hai bên đường, nhiều người đã nức nở khi xe chống đạn chở bức tranh “Nàng Adele vàng”diễu quanh để mọi người chiêm ngưỡng lần cuối. Khắp thành phố Viên treo poster “Ciao Adele” để từ biệt “nàng”…Đó là năm 2006, 5 bức tranh về với Maria ở Los Angeles, USA!

Maria nhanh chóng bán “Adele I” với giá 135 triệu USD cho Ronald Lauder (người thừa kế nhãn hàng Ester Lauder) , ông này xây một ngôi nhà bảo tàng mới chuyên để trưng bày tranh tượng của Đức và Áo, và bức tranh lịch sử này nằm lại đó cho đến ngày nay. Vào thời điểm mua bán ấy, nó là bức tranh đắt nhất trong lịch sử đã được mua bán thành công!

Nhà báo Hubertus Chernin không kịp tiêu đến những triệu đô hoa hồng, vì đã chết chỉ sau vài tháng khi các bức tranh Klimt bị chuyển sang Mỹ. Maria Altmann cũng đã mất vàonăm 2011, thọ 94 tuổi. Đến nay thì tất cả các nhân vật của câu chuyện dài dòng này đều đã sang thế giới bên kia, chỉ có “Nàng Adele” vẫn sẽ còn được ngắm nghía, ca tụng, ngợi khen nhiều thế kỷ nữa-đúng như ý nguyện của người đã đặt hàng-ông Ferdinand Bloch-Bauer!  Quả là nghệ thuật  có sức sống vượt thời gian…

Theo Nguyễn Nam

426198144_1992355607445989_25724883450315159_o


About the author - Sailcorp

Leave a Comment

LIVING ROOM SALE CENTRE
Protected with SiteGuarding.com Antivirus